Những giai đoạn quyết định chiều cao của một người

qua-trinh-phat-trien-chieu-cao-cua-tre

Sự phát triển chiều cao từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành diễn ra thông qua quá trình gia tăng chiều dài của xương. Quá trình ossification (hóa xương) là một quá trình tốn thời gian và đòi hỏi sự tối ưu hóa của nhiều yếu tố khác nhau. Có ba giai đoạn quan trọng quyết định khả năng tối ưu chiều cao ở con người, thường được gọi là “ba giai đoạn vàng”. Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm “ba giai đoạn vàng” và tác động của mỗi giai đoạn đến chiều cao thông qua bài viết dưới đây của Debametulam nhé.

Giai đoạn 1: Bào thai

Mô xương là những tế bào thay đổi liên tục suốt cuộc đời của chúng ta. Mô hình của hệ thống xương dài được hình thành vào những giai đoạn đầu của thai kì. Điều này đặt nền tảng quan trọng cho việc hình thành hệ xương trong suốt các giai đoạn tiếp theo.

Từ tháng thứ 2 của giai đoạn bào thai, các mô xương sẽ bắt đầu xuất hiện và thay đổi liên tục trong phôi thai bé nhỏ. Một số phần xương cơ bản đã bắt đầu hình thành kèm hệ thống thần kinh dẫn truyền. Với nguồn canxi từ cơ thể mẹ, khoáng chất tiếp tục được cung cấp để giúp xương của thai nhi trở nên chắc khỏe và phát triển dài.

giai-doan-thai-ky-giup-tang-chieu-cao
Em bé lấy dưỡng chất nhờ dinh dưỡng của mẹ trong suốt thai kì (Ảnh: Internet)

Nhờ nhau thai, sự phát triển xương của bé trong suốt thai kỳ cho đến khi chào đời là một chuỗi hình thành không ngừng phát triển. Vì vậy, để chiều cao cũng như sức khỏe của em bé có nền tảng tốt để phát triển, việc đáp ứng đủ dinh dưỡng là điều kiện quan trọng bậc nhất. 9 tháng trong bụng mẹ, 300 mảnh xương dần được hình thành. Vì vậy, Canxi và các khoáng chất quan trọng cần được đáp ứng đủ trong suốt thai kỳ để đảm bảo sức khỏe hệ xương cho cả mẹ và bé. Nếu nhu cầu canxi không đáp ứng đủ, cơ thể sẽ “rút ngược” canxi từ xương của mẹ gây ra một số bệnh lý về xương cho thai phụ.

Giai đoạn 2: 1000 ngày đầu đời

1000 ngày đầu đời được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh là giai đoạn cực kì quan trọng để con trẻ phát triển chiều cao và thể chất. Nếu được bổ sung dinh dưỡng hợp lý, chiều cao của trẻ sẽ tăng 25cm trong năm đầu tiên và 10cm trong mỗi năm kế tiếp. Đây là giai đoạn tạo nền tảng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chiều cao của trẻ trong tương lai.

Sự thay đổi thể trạng của trẻ em dưới 12 tháng là giai đoạn phát triển có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất so với tất cả các giai đoạn phát triển còn lại ở người. Cân nặng của trẻ em sẽ tăng trưởng gấp đôi so với giai đoạn 4-5 tháng đầu đời, tăng trưởng gấp ba so với khi vừa chào đời. Vào khoảng độ tuổi thôi nôi, chiều cao của trẻ đã cao gấp rưỡi so với lúc mới sinh

thong-ke-tinh-trang-suy-dinh-duong-cua-tre
Thống kê tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi từ 2008 – 2015 (Ảnh: Internet)

Hầu hết trẻ sơ sinh Việt Nam có chiều cao tương đương với trẻ em được sinh ra ở các quốc gia khác (khoảng 50cm). Tuy nhiên cho đến giai đoạn 3 tuổi, khoảng cách chiều cao của trẻ em Việt bị bỏ lại khá xa so với trẻ em trên toàn cầu.  Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tại các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, trẻ em có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng trong giai đoạn từ 12 đến 24 tháng tuổi. Tỉ lệ suy dinh dưỡng duy trì ở mức tương đối với nhóm trẻ em dưới 5 tuổi tại nước ta. Tuy nhiên, chỉ số này đang dần được cải thiện bởi sự tiến bộ trong đời sống cũng như nhận thức của các bậc phụ huynh đang dần được củng cố và nâng cao. Trong chiến lược quốc gia về dinh dưỡng, một trong 6 mục tiêu quan trọng trong tầm nhìn đến năm 2030 chính là cải thiện nhận thức dinh dưỡng của các bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi.

Trong suốt 1000 ngày đầu đời, con trẻ chuyển tiếp giữa nhiều cách bổ sung dinh dưỡng (sữa mẹ, ăn dặm và chuyển dần thành bữa cơm gia đình). Ngoài ra, hệ thống tiêu hóa cũng như khả năng đề kháng của con phát triển chưa ổn định nên trẻ nhỏ thường gặp hàng loạt các vấn đề như tiêu chảy, viêm đường hô hấp… Vì vậy, suốt giai đoạn quan trọng này này đòi hỏi ba mẹ cần chăm sóc con kỹ lưỡng.

qua-trinh-phat-trien-chieu-cao-cua-tre

Trẻ em không được chăm sóc dinh dưỡng hợp lý trong 2 năm đầu đời sẽ có nhiều tác động không tốt đến khả năng phát triển thể chất. Hơn vậy, bộ não của trẻ em cũng chịu ảnh hưởng xấu nếu thể trạng không được chăm sóc hợp lí. Sau 2 năm tuổi, tốc độ phát triển của con bắt đầu chậm lại, mật độ xương tăng khoảng 1%/năm

Giai đoạn 3: Dậy thì

Tuổi dậy thì là giai đoạn cơ thể có rất nhiều những thay đổi cả tâm lí và sinh lí. Chúng đặc trưng bởi sự phát triển vượt bậc về cả cơ bắp, khung xương cũng như khả năng hoàn thiện bộ phận sinh dục ở 2 giới. Trong tuổi dậy thì, tốc độ phát triển chiều cao, cân nặng cũng được ghi dấu đáng kể. Đỉnh tăng trưởng chiều cao trong giai đoạn này có thể lên đến 10-15 cm/năm.

Với nữ giới, quá trình dậy thì sẽ xảy ra sớm hơn so với nam giới. Vì vậy, các bạn nữ thường sẽ cao hơn so với các bạn nam cùng tuổi ở giai đoạn dậy thì, nhưng sau đó  quá trình phát triển cũng kết thúc sớm hơn.

tim-hieu-ve-qua-trinh-cot-hoa-xuong
Xương phát triển dài nhờ quá trình cốt hóa của tấm sụn tăng trưởng (Ảnh: Internet)

Độ tuổi cốt hóa sụn trung bình là khoảng 20 tuổi, riêng với nữ giới, cột mốc này có thể diễn ra sớm hơn vì nữ giới thường dậy thì sớm hơn nam giới vài năm. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc hợp lý để cơ thể hấp thụ dinh dưỡng cũng như tập luyện thể dục thể trong môi trường sống lành mạnh, chiều cao vẫn có thể cải thiện nhẹ cho đến năm 25 tuổi. Tuy nhiên, con số này sẽ không quá vượt trội so với các giai đoạn trước tuổi dậy thì.

Trung bình chiều cao người Việt đang nằm trong top các quốc gia có chiều cao “khiêm tốn” nhất thế giới. Tuy nhiên, theo số liệu vừa khảo sát của Bộ Y Tế công bố vào cuối năm 2020, dựa trên số liệu của tổng cục Thống kê và Viện Dinh Dưỡng Quốc gia cho thấy chiều cao thanh thiếu niên Việt đã vươn lên top 4 trong khu vực Đông Nam Á. Trong 1 thập kỉ qua, các chiến dịch can thiệp dinh dưỡng của chính phủ đã dần cho thấy kết quả tích cực.

Tuy phát triển chiều cao là một quá trình dài, thế nhưng vẫn không ít phụ huynh và bạn trẻ bỏ qua việc tối ưu chiều cao trong giai đoạn vàng khiến việc tăng chiều cao trở nên khó khăn hơn. Hãy luôn tập trung cải thiện dinh dưỡng và tối ưu lối sống lành mạnh trong 3 giai đoạn vàng đã kể trên chính để cải thiện thể trạng thanh thiếu niên Việt sánh tầm với bạn bè quốc tế.