Các giai đoạn phát triển của xương
Trong một đời người, khung xương trải qua 5 giai đoạn: Giai đoạn hình thành, giai đoạn phát triển, giai đoạn cân bằng, giai đoạn mất xương và giai đoạn lão hóa. Mỗi giai đoạn, xương lại có một sự thay đổi riêng biệt.
Giai đoạn hình thành
Hệ xương của mỗi cá thể đều được hình thành ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ và trải qua 3 giai đoạn: màng, sụn và xương. Màng xương được hình thành trong tháng đầu tiên của phôi thai. Sau đó chuyển hóa thành sụn và dần được thay thế bằng xương vào cuối tháng thứ hai. Song song với quá trình hình thành xương, nền tảng của hệ thần kinh: ống thần kinh, hộp sọ, xương sống, xương đòn cũng bắt đầu xuất hiện và phát triển.
Tháng thứ 5 và tháng thứ 6 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ hệ xương của thai kỳ. Lúc này, quá trình
tích hợp Canxi và khoáng chất cho sự phát triển của xương diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ. Đến tháng thứ 7, thai nhi bắt đầu biến xương thành sụn, phát triển cơ bắp và tích lũy mỡ để bảo vệ cơ thể. Đến tháng cuối cùng, cấu trúc xương tương đối hoàn thiện nhưng vẫn còn khá mềm.
Giai đoạn phát triển
Theo Lamsaodecao.com – Sau giai đoạn hình thành, xương vẫn liên tục phát triển cho đến lúc trưởng thành. Quá trình phát triển cần khoảng 20 năm để tăng trưởng, hoàn chỉnh. Trong giai đoạn này, phần sụn đầu xương liên tục tăng sinh và cốt hóa nhằm chuyển thành xương. Phải đến năm 25 tuổi, bộ xương của con người mới phát triển hoàn toàn.
Quá trình tăng sinh và cốt hóa diễn ra liên tục đến khi các sụn trong cơ thể được chuyển hóa hết thành xương. Khi kích thước và khối lượng xương đạt giới hạn cao nhất, gọi là khối lượng xương đỉnh. Nếu chỉ số xương đỉnh càng lớn thì nguy cơ loãng xương và gãy xương càng giảm.
Giai đoạn phát triển xương diễn ra mạnh mẽ nhất khi cơ thể ở độ tuổi dậy thì. Do đó, trong giai đoạn này cần chú ý bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất và siêng năng vận động thể dục thể thao nhằm thúc đẩy quá trình khoáng hóa, tăng mật độ xương thúc đẩy sự phát triển, tăng chiều cao và chắc khỏe của xương.
Giai đoạn cân bằng
Trong giai đoạn này, xương được duy trì ở trạng thái ổn định và không phát triển nữa. Quá trình tạo xương và hủy xương cũng không diễn ra. Thông thường, giai đoạn cân bằng của hệ xương sẽ kéo dài trong khoảng 25 đến 40 tuổi.
Khi xương ở trạng thái cân bằng, việc duy trì thói quen ăn uống, vận động cơ thể và ngủ đủ giấc sẽ giúp xương phát triển vững chắc. Đây được xem là nền tảng nhằm bảo vệ xương vững chắc, đẩy lùi thời gian lão hóa của xương.
Giai đoạn mất xương
Cơ thể khi bước sang tuổi 35 sẽ dần có những biểu hiện thay đổi tâm lý và sinh lý. Đây được xem là quá trình già cả tự nhiên. Trung bình mỗi năm, lượng xương sẽ sụt giảm khoảng 0,1 – 0,5%.
Giai đoạn mất xương ở phụ nữ diễn ra mạnh khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Lúc này, hàm lượng hormone Estrogen trong cơ thể suy giảm khiến xương khớp cũng yếu hơn. Trong giai đoạn này, phụ nữ thường mất từ 1 – 3% lượng xương. Quá trình mất xương ở đàn ông xảy ra chậm hơn so với phụ nữ.
Giai đoạn lão hóa
Khi xương khớp bắt đầu có những biểu hiện “tuổi già” cũng là lúc khung xương bước vào giai đoạn lão hóa. Khi đó, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng teo mỏi cơ, đau nhức xương khớp, loãng xương.
Cốt hóa xương
Xương trong cơ thể cứng cáp và phát triển bao nhiêu đều phụ thuộc vào sự cốt hóa của xương. Cốt hóa giúp xương to và dài hơn từ đó thúc đẩy chiều cao tăng trưởng và phát triển. Quá trình này diễn ra từ khi xương được hình thành và kết thúc khi bước qua tuổi 20.
Cốt hóa xương là gì?
Cốt hóa xương được hiểu là quá trình biến đổi mô liên kết của xương. Cụ thể, quá trình này sẽ chuyển đổi những mô liên kết thường thành mô liên kết rắn đặc. Nhờ đó, thúc đẩy xương dài ra tạo điều kiện để tăng trưởng chiều cao.
Có 2 hiện tượng đối nghịch luôn xảy ra song song là phá hủy xương do phá hủy cốt bào và hiện tượng tái tạo xương do tái tạo cốt bào. Quá trình cốt bào diễn ra tuần tự 2 giai đoạn: cốt bào nguyên phát và cốt bào thứ phát. Trong đó, cốt bào nguyên phát giúp xây dựng xương và cốt bào thứ phát đóng vai trò sửa chữa xương.
Quá trình cốt hóa xương diễn ra như thế nào?
Quá trình cốt hóa diễn ra ở 2 đầu xương thông qua quá trình phân bào của sụn tăng trưởng. Điểm tiếp hợp này được gọi là điểm cốt hóa xương. Ở xương dài, sụn tăng trưởng thường nằm ở phần đầu xương. Tuy nhiên, thường bị hòa nhập với thân xương khi bước vào độ tuổi trưởng thành. Ngược lại, ở các xương ngắn, xương dẹt, sụn tăng trưởng thường nằm bao bọc bên ngoài xương.
Dưới sự tác động của hormone tăng trưởng và một số yếu tố khác, quá trình cốt hóa xương sẽ diễn ra liên tục từ khi được sinh ra cho đến năm 20 tuổi. Trong đó, dậy thì là giai đoạn cốt hóa diễn ra mạnh mẽ nhất. Đây được xem là thời kỳ phát triển “thịnh vượng” của xương và chiều cao cũng được cải thiện trông thấy. Tuy nhiên, khi cơ thể bước qua tuổi 21, các sụn tăng trưởng bắt đầu giai đoạn cốt hóa cố định xương. Vì vậy, sự thay đổi về chiều cao cũng có dấu hiệu dừng lại.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của xương
Sự phát triển của xương nói chung và quá trình cốt hóa xương nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, các yếu tố dinh dưỡng, vận động, sinh hoạt hay thói quen,… đều có tác động trực tiếp đến sự phát triển của xương. Do đó, nếu có kế hoạch chăm sóc cơ thể, cân bằng các yếu tố hợp lý thì việc sở hữu một chiều cao lý tưởng không còn là giấc mơ.
Yếu tố di truyền
Khoa học đã chứng minh, sự phát triển của xương ở mỗi người là do các yếu tố di truyền, dinh dưỡng, thể thao, sinh hoạt quy định. Trong đó, di truyền là yếu tố không thể thay thế được. Theo các nhà khoa học, yếu tố di truyền chiếm khoảng 23% sự tác động đến chiều cao trong cơ thể. Có thể thấy, phần lớn trẻ em từ 1 tuổi đến giai đoạn dậy thì đều cao thêm 5cm mỗi năm. Trong giai đoạn dậy thì, chiều cao của trẻ có thể tăng với tốc độ 20cm/năm.
Mỗi một cá thể khác nhau sẽ có tốc độ phát triển chiều cao khác nhau, tùy thuộc vào chiều cao của bố mẹ. Tuy nhiên, phụ huynh nếu có sự khiêm tốn về chiều cao cũng đừng quá lo lắng. Bởi yếu tố di truyền chỉ chiếm tỷ lệ bằng 1 phần 4 trong toàn bộ sự phát triển chiều cao của con. Vì vậy, nếu biết cách tạo cho bé một môi trường sống lành mạnh, thường xuyên có các hoạt động thể dục thể thao, bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý thì vẫn có thể đạt được chiều cao lý tưởng.
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố chủ chốt ảnh hưởng đến sự phát triển của xương. Chính vì vậy, việc xây dựng một chế độ ăn uống chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể là điều rất quan trọng. Không chỉ đơn thuần là ăn để bụng no mà còn ăn để nạp đủ năng lượng cho các hoạt động sống và đủ chất để bù đắp, thúc đẩy sự phát triển của xương.
Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết: Để xương luôn phát triển và vững chắc, đừng quên bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin D và các khoáng chất như sắt, kẽm, canxi trong khẩu phần ăn hàng ngày. Trẻ em trong giai đoạn tuổi ăn tuổi lớn nếu không được bổ sung đầy đủ các chất nói trên sẽ dễ bị còi xương, suy dinh dưỡng và chậm phát triển xương. Đối với người lớn, có thể xảy ra tình trạng xương mềm, gãy xương hoặc bị loãng xương.
Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ: Bên cạnh đó, để cung cấp đủ chất cho xương, bạn cũng có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ trợ. Tuy nhiên, hãy lưu ý lựa chọn đúng sản phẩm chính hãng, đúng chất lượng để không làm tổn hại đến cơ thể của mình.
Tránh xa đồ ăn chứa nhiều chất béo, nước ngọt có gas: Theo các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu tại Mỹ, việc sử dụng các đồ ăn nhanh, nhiều chất béo hay nước ngọt có gas, chất kích thích sẽ làm ức chế sự phát triển của xương. Trong đó, nước ngọt có gas có chứa nhiều acid photphoric làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ Canxi dẫn đến các vấn đề về xương.
Vận động cơ thể
Vận động cơ thể có tác động không nhỏ đến sự phát triển của xương. Bạn có thể vận động cơ thể thông qua các bài tập thể dục như bơi lội, nhảy dây, hít xà, bóng rổ,… hoặc đơn giản là tập gym, yoga. Khi cơ thể hoạt động, tuyến yên sẽ liên tục được kích thích tạo ra hormone tăng trưởng, đẩy nhanh quá trình tái tạo xương. Bên cạnh đó, mồ hôi cũng được tiết ra liên tục giúp đào thải các chất độc hại trong cơ thể ra bên ngoài. Vì vậy, bạn nên dành ít nhất 30 đến 45 phút buổi sáng hoặc chiều muộn để vận động, giãn gân cốt cho cơ thể.
Chất lượng giấc ngủ
Sự phát triển của xương thường diễn ra vào ban đêm, khi cơ thể ở trạng thái thư giãn. Mặt khác, khi cơ thể chìm vào giấc ngủ, tuyến yên sẽ bắt đầu hoạt động và tiết ra hormone tăng trưởng. Quá trình này thường diễn ra vào 23 giờ đến 3 giờ sáng. Do đó, bạn cần ngủ trước 22 giờ và ngủ đủ 8 – 9 tiếng mỗi ngày.
Để đảm bảo chất lượng cho giấc ngủ, ngoài việc đi ngủ đúng giờ, hãy tạo cho mình một không gian ngủ êm ái và thoải mái nhất. Một chiếc giường rộng rãi, một căn phòng ít ánh sáng, thông thoáng, cách âm tốt sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn. Tập thói quen không sử dụng thiết bị công nghệ trong 30 phút trước khi ngủ cũng giúp bạn dễ chìm vào giấc mơ hơn.
Các yếu tố khác
Thói quen sinh hoạt: Thói quen sử dụng các chất kích thích, ăn quá nhiều muối và tinh bột,… đều là những yếu tố làm quá trình hình thành và phát triển của xương diễn ra chậm. Do đó, hãy hạn chế sử dụng các chất kích thích, thay muối trong món ăn bằng những hương liệu khác, bớt tinh bột hoặc sử dụng bánh mì đen, gạo lứt trong khẩu phần ăn.
Sức đề kháng yếu: Sức đề kháng yếu có tác động không nhỏ đến quá trình hình thành và phát triển của xương. Một người có khỏe mạnh sẽ có tầm vóc cao lớn hơn so với những người còn lại. Hơn nữa, khi sức đề kháng yếu bạn phải sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh để tăng cường sức khỏe. Điều này khiến xương của bạn khó có thể phát triển một cách toàn diện.
Môi trường xã hội: Môi trường xã hội cũng là một yếu tố khách quan có ảnh hưởng đến xương. Khi bạn sống ở nơi có các dịch vụ y tế cung ứng đầy đủ, có nguồn thực phẩm sạch để sử dụng, có các hoạt động vui chơi giải trí,… không chỉ khiến cho tinh thần mà cơ thể cũng luôn ở trạng thái sẵn sàng hấp thụ và phát triển.
Quá trình hình thành và phát triển của xương trải qua 5 giai đoạn gắn liền với các độ tuổi của đời người. Sinh sôi, nảy nở và phát triển cực thịnh qua quá trình hình thành, phát triển và cân bằng. Sau đó, bắt đầu có những biểu hiện thoái hóa và già dần thông qua quá trình mất xương và lão hóa. Có không ít các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của xương. Dù vậy, ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đều phụ thuộc vào sự lựa chọn của bạn. Hãy luôn đặt nhiều sự quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, ngủ nghỉ và vận động để xương được phát triển một cách tốt nhất.
- Tin liên quan: Mẹo tăng chiều cao ở tuổi 21 cực kỳ đơn giản mà hiệu quả