Dưới góc độ của người dùng sản phẩm, không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của protein trong sự phát triển chiều cao. Đối với những ai đang ước mơ có chiều cao vượt trội, việc hiểu rõ tác động của dưỡng chất này và cách bổ sung protein hiệu quả là một phần quan trọng của hành trình đó. Và tại đây, trang web Debametulam.com sẽ giúp chúng ta tìm hiểu chi tiết về vấn đề này.
Cơ thể chúng ta được xây dựng từ nhiều thành phần khác nhau, nhưng protein đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì cơ bắp, mô sương, và các cấu trúc quan trọng khác. Chính vì vậy, protein có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chiều cao của chúng ta.
Vậy tại sao protein lại có tác động đến chiều cao? Để hiểu rõ hơn về điều này, chúng ta sẽ cùng đi vào bài viết dưới đây của Debametulam.com, để khám phá cách protein đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng thể chất và cách chúng ta có thể bổ sung protein một cách hiệu quả để đạt được chiều cao mong muốn.
Protein là gì?
Protein hay còn được gọi là đạm, là phân tử sinh học gồm nhiều amino acid liên kết với nhau. Trong cơ thể người, protein chiếm khoảng 18% trọng lượng, 50% khối lượng thô của tế bào, thực hiện rất nhiều chức năng bên trong tế bào: phản ứng trao đổi chất xúc tác, sao chép AND, đáp ứng lại những kích thích từ bên ngoài, vận chuyển phân tử đến các vị trí cần thiết.
Trình tự acid amin quyết định loại protein, trình tự này do nucleotide của gen quy định. Có khoảng 20 loại acid amin, trong đó có 9 acid amin thiết yếu cơ thể không thể tạo ra được. 11 acid amin còn lại cơ thể có thể tự tổng hợp được.
Mỗi loại protein chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, kéo dài từ vài phút đến khoảng vài năm.
Chức năng của protein trong cơ thể
Cấu tạo và duy trì các chức năng trong cơ thể: Protein cấu trúc nên khung tế bào, tạo các khung duy trì hình dạng tế bào. Đồng thời là thành phần thiết yếu tham gia trong cấu trúc nhân tế bào, chất gian bào, duy trì và phát triển mô, enzyme xúc tác phản ứng sinh hóa và trao đổi chất. Đặc biệt, nó còn tham gia vào quá trình phát triển của cơ thể, hình thành cơ, đổi mới phát triển tế bào.
Vận chuyển dinh dưỡng: Protein là chất vận chuyển dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa đến máu, từ máu đến các bộ phận khác trong cơ thể.
Cân bằng năng lượng: Một chức năng quan trọng khác là cân bằng năng lượng của cơ thể, giúp chúng ta vận động và làm việc hiệu quả trong cả ngày. Năng lượng từ protein chiếm khoảng 10-15% năng lượng trong chế độ ăn uống hằng ngày.
Điều hòa nước, cân bằng pH: Protein chính là chất đệm, cân bằng pH, đảm bảo hệ tuần hoàn vận chuyển các ion thuận lợi. Nó cũng đưa nước từ tế bào vào mạch máu, điều hòa nước trong cơ thể.
Bảo vệ cơ thể: Protein là thành phần chính của tế bào bạch cầu, chống lại các tác nhân xâm nhập và làm hại cơ thể, chống lại virus và sản sinh ra các kháng thể giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
Tác động của protein đối với chiều cao
Là một trong các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe, protein có vai trò quan trọng đối với phát triển chiều cao tự nhiên.
Nhờ năng lượng từ protein cung cấp, cơ thể có thể hoạt động thể thao và duy trì trạng thái khỏe khoắn suốt cả ngày. Dinh dưỡng do protein vận chuyển nuôi dưỡng các tế bào tăng sinh cả về số lượng và kích thước. Nhờ vậy, xương và các cơ quan phát triển tốt, thúc đẩy cơ thể tăng trưởng.
Protein còn kích thích sự sản sinh nội tiết tố tăng trưởng 1 (IGF1), giúp xương tăng trưởng. Thiếu hụt protein làm giảm sản xuất loại nội tiết tố này, chiều cao kém phát triển.
Protein còn xây dựng nên hệ thống xương trong cơ thể, đẩy nhanh quá trình hấp thụ canxi và phốt pho trong ruột, tăng cường quá trình chuyển hóa canxi và vitamin D ở thận.
Trong thời kỳ xương tăng trưởng, nếu bổ sung đủ lượng protein sẽ kích thích xương phát triển hết tiềm năng di truyền, xương phát triển tốt, cơ và các tế bào thần kinh cũng được tối ưu.
Hàm lượng protein cần bổ sung mỗi ngày là bao nhiêu?
Độ tuổi sẽ quyết định nhu cầu protein mỗi ngày cần bổ sung là bao nhiêu. Bảng dưới đây sẽ cho chúng ta biết ở lượng protein cần nạp vào mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh và cao lớn hết tiềm năng.
Đối tượng | Nhu cầu protein/ngày (gram) |
Trẻ sơ sinh | 10 |
Tuổi đi học | 19-34 |
Nam thanh niên | 52 |
Nữ thanh thiên | 46 |
Nam giới trưởng thành | 54 |
Nữ giới trưởng thành | 46 |
Những loại thực phẩm bổ sung protein giúp tăng chiều cao nhanh chóng
Để chiều cao phát triển tốt, các bạn cần bổ sung đủ nhu cầu protein mỗi ngày. Các thực phẩm giàu protein có lợi cho sự phát triển chiều cao gồm có:
Trứng
Trứng là một trong những thực phẩm bổ dưỡng có hàm lượng protein cao. Một quả trứng lớn có thể chứa đến 6.3g protein. Ngoài ra, thực phẩm này còn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, chất béo lành mạnh và các chất chống oxy hóa. Trứng cũng rất giàu choline, một chất quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển. Lòng đỏ trứng là nơi tập trung nhiều protein cũng như các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Ăn trứng tốt cho tất cả mọi đối tượng và hỗ trợ ngăn ngừa nhiều bệnh mãn tính.
Hạnh nhân
Là một loại hạt giàu dinh dưỡng, hạnh nhân cũng là nguồn cung cấp protein dồi dào không nên bỏ qua. Một ounce (tương đương 28,35g hạnh nhân) chứa khoảng 6g protein. Loại hạt này cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như chất xơ, vitamin E, mangan, magie. Thường xuyên ăn hạnh nhân mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đồng thời giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim như cholesterol cao và bệnh cao huyết áp.
Các bạn nên bổ sung hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày bằng cách thêm vào món salad, uống sữa hạnh nhân hay chỉ đơn giản là dùng nó làm món ăn vặt.
Ức gà
Nhắc đến các thực phẩm giàu protein, sẽ thật thiếu vắng nếu bỏ qua ức gà. Một nửa phần ức gà chứa đến 26,7g protein, tương đương 1/2 nhu cầu protein của người trưởng thành.
Ức gà còn chứa nhiều vitamin B, kẽm, selen, đều cần thiết cho việc duy trì sức khỏe ổn định và phát triển thể chất hiệu quả.
Phô mai
Phô mai giàu calo và protein. Một cốc phô mai tươi cung cấp khoảng 28g protein, đáp ứng một phần lớn nhu cầu protein trong ngày của cơ thể. Loại thực phẩm này còn chứa nhiều canxi, phốt pho, selen, vitamin B12 cùng nhiều chất dinh dưỡng có lợi khác. Các bạn có thể sử dụng phô mai để làm món ăn nhẹ, kết hợp cùng trái cây tươi để tạo nên một bữa sáng ngon miệng, giàu dinh dưỡng.
Sữa chua Hy Lạp
So với sữa chua thường, hàm lượng protein trong sữa chua Hy Lạp cao hơn. Trong 200g sữa chua Hy Lạp chứa khoảng 20g protein. Nó còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác như canxi, vitamin B12, vitamin A, selen và kẽm. Các bạn có thể mix sữa chua Hy Lạp cùng sinh tố, súp, bánh nướng và trái cây để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể và củng cố hệ xương chắc khỏe.
Sữa
Một cốc sữa khoảng 250ml cung cấp cho cơ thể của bạn 8.23g protein. Sữa cũng chứa hầu hết các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Ngoài protein, sữa còn rất giàu Canxi, phốt pho, vitamin D, vitamin A. Nếu không thích hương vị sữa động vật, các bạn có thể lựa chọn sữa đậu nành, sữa dừa, sữa hạnh nhân để thay thế.
Đậu lăng
Đậu lăng là một trong những thực phẩm nguồn gốc động vật có lượng protein dồi dào nhất. 100g đậu lăng nấu chín sẽ bổ sung cho cơ thể khoảng 9g protein. Bên cạnh đó, thực phẩm này còn giàu chất xơ, folate, magie, kali, sắt, đồng, mangan…
Thịt bò nạc
Tiêu thụ thịt bò với hàm lượng phù hợp cũng là cách đáp ứng nhu cầu protein của cơ thể. 85g thịt bò nạc bổ sung cho cơ thể 24.6g protein. Trong thịt bò còn chứa nhiều sắt, kẽm, selen, vitamin B6, vitamin B12. Tuy nhiên bạn nên kiểm soát lượng thịt bò nạp vào cơ thể. Tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ có thể gây ra một số nguy cơ sức khỏe, trong đó nguy hiểm nhất là ung thư đại trực tràng.
Cá
Cá là nguồn cung cấp Protein tuyệt vời cho cơ thể khỏe mạnh và hỗ trợ chiều cao tăng trưởng tốt. Hầu hết các loại cá đều chứa nhiều đạm, trong đó nổi bật nhất là cá hồi, cá tuyết, cá thu, cá ngừ…
Cá chứa nhiều canxi, I ốt, selen, vitamin B12. Tiêu thụ nhiều cá sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường.
Hạt diêm mạch
Hạt diêm mạch là loại ngũ cốc có lợi cho sức khỏe nhờ giá trị dinh dưỡng cao. Hạt diêm mạch giàu chất xơ, folate, đồng, sắt, kẽm. Hàm lượng protein trong hạt diêm mạch cao hơn nhiều loại ngũ cốc khác. Một cốc hạt diêm mạch nấu chín chứa khoảng 8g protein. Protein trong hạt diêm mạch gần như hoàn chỉnh vừa chứa đủ 9 acid amin thiết yếu.
Hạt bí ngô
Chỉ cần thưởng thức 1/4 cốc bí ngô tương đương 29.5g, cơ thể đã nhận được 8.8g protein. Hạt bí ngô được nhiều người đánh giá là dễ ăn, ngon miệng, có thể trộn vào món salad, bánh nước, yến mạch, sữa chua hoặc ăn kèm với các loại trái cây sấy khô. Trong loại hạt này còn cung cấp sắt, phốt pho, magie, kẽm, chất xơ…
Động vật có vỏ
Hàu, nghêu, sò điệp là những động vật có vỏ giàu protein, giúp bạn đáp ứng đủ nhu cầu protein cần thiết cho cơ thể. Một khẩu phần nghêu nấu chín chứa 21.8g protein, trong khi tôm cung cấp khoảng 20.4g trên mỗi khẩu phần.
Ngoài protein, động vật có vỏ còn chứa nhiều selen, kẽm, sắt, vitamin B12 và Canxi.
Đậu phộng
Đậu phộng và bơ đậu phộng có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp protein, folate, magie, vitamin E. Một khẩu phần đậu phộng cung cấp 7.3g protein. Với lượng protein này, khi ăn đậu phộng chúng ta thường cảm thấy no nhanh. Các bạn có thể dùng đậu phộng để làm món salad hoặc thêm bơ đậu phộng vào bánh mì để bổ sung protein cho cơ thể.
Để chiều cao tăng trưởng tốt và duy trì sức khỏe đảm bảo, các bạn cần chú ý bổ sung đủ lượng protein khuyến nghị theo độ tuổi. Ngoài ra, cũng cần ăn đa dạng thực phẩm để cung cấp đủ các nguyên liệu cần thiết giúp chiều cao tăng trưởng, rèn luyện thể dục thể thao hằng ngày, ngủ sớm và đủ giấc để chiều cao phát triển hết tiềm năng.
- Tin liên quan: Trẻ 3 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn?