Trẻ sơ sinh thở khò khè – Dấu hiệu không thể bỏ qua

tre-so-sinh-tho-kho-khe-2

Trẻ sơ sinh có triệu chứng khò khè có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh về đường hô hấp, bao gồm viêm phế quản, hen suyễn và các vấn đề khác. Để có thêm thông tin về cách phát hiện và điều trị trẻ sơ sinh bị khò khè, hãy đọc bài viết dưới đây từ “Để ba mẹ tự làm” để có kiến thức chi tiết và hướng dẫn.

Biểu hiện của chứng trẻ thở khò khè

Trẻ sơ sinh bị khò khè được hiểu là việc khi bé thở, phát ra những tiếng khò khè. Các bố mẹ có thể phát hiện ra dấu hiệu này bằng cách áp tại gần miệng hoặc mũi của trẻ. Chứng bệnh này sẽ rõ hơn đặc biệt khi bé ngủ, sẽ phát ra âm thanh như tiếng ngáy nhẹ.

Chứng bệnh thở khò khè thường xuất hiện ở bé khoảng độ tuổi từ 2-3 tuổi. Ở tuổi này, nếu có sự tác động của vi khuẩn, phế quản của trẻ có thể bị co thắt, dẫn đến sưng, phù nề, có thể tiết ra dịch và gây tắc nghẽn ở phế quản hay cuống phổi của trẻ.

tre-so-sinh-tho-kho-khe-1

Nguyên nhân của vấn đề trẻ sơ sinh bị khò khè

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng trẻ sơ sinh bị khò khè. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân chính như:

Các bệnh về hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi hoặc cũng có thể là hen, suyễn

Nguyên nhân cũng có thể đến từ việc trẻ bị dị ứng, gây trào ngược dạ dày.

Điều này cũng sẽ dẫn đến chứng thở khò khè ở trẻ.

Nếu như bé nhà bạn dưới 1 tuổi và mắc chứng thở khò khè, có có thể là dấu hiệu của bệnh mềm sụn thanh khoản, hoặc nghiêm trọng hơn là các mạch máu lớn, chèn ép thanh quản khiến trẻ khó thở.

tre-so-sinh-tho-kho-khe-2

Trẻ thở khò khè cũng có thể do nguyên nhân từ việc bị viêm amidan cấp tính, có thể kèm theo đờm dính và dấu hiệu sưng phù ở vùng họng.

Những trẻ bị mắc bệnh tim bẩm sinh hay các bệnh về dị tật đường thở cũng có thể có nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khò khè.

Cách trị khò khè ở trẻ sơ sinh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng trẻ sơ sinh bị khò khè. Do vậy mà hướng điều trị bệnh cũng rất khác nhau, tùy thuộc nguyên nhân và cấp độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ nên lưu ý một số điểm sau:

Bậc cha mẹ nên theo dõi để nhận biết chứng khò khè ở trẻ sớm, từ đó có cách điều trị kịp thời cho bé. Tuy nhiên, cần phân biệt việc trẻ bị ngạt mũi với hiện tượng thở khò khè, chứng thở khò khè do ngạt mũi cũng hay xuất hiện ở trẻ sơ sinh.

Cha mẹ nên chú ý việc vệ sinh tai-mũi-họng cho bé đúng cách, thường xuyên, để tránh ứ động đờm, có thể là nguyên nhân của dấu hiệu trẻ sơ sinh bị khò khè.

tre-so-sinh-tho-kho-khe-3

Sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch mũi cho trẻ. Nên sử dụng đúng liều lượng, theo đúng chỉ định bác sĩ, thực hiện rửa mũi đúng cách để tránh hiện tượng thở khò khè ở trẻ.

Đảm bảo giữ ấm cho trẻ cũng là cách đề phòng tránh hiện tượng trẻ sơ sinh bị khò khè. Tránh việc để gió lạnh hay nước lạnh vào người bé, tránh hiện tưởng chảy nước mũi.

Cho trẻ uống nhiều nước. Việc uống nhiều nước sẽ làm sạch họng, mát họng. Cha mẹ có thể pha nước chanh vào nước ấm rồi cho bé uống, điều này sẽ làm sạch dịch và đờm xót lại trong họng trẻ, tránh gây hiện tượng trẻ sơ sinh bị khò khè.

Trên đây là nguyên nhân và cách phòng tránh hiện tượng trẻ sơ sinh bị khò khè. Hy vọng, các bậc cha mẹ hãy chú ý đến từng biểu hiện nhỏ nhất của trẻ, tránh để trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Nguồn tham khảo: