Ai cũng mong muốn có một chiều cao lý tưởng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đạt được điều đó dễ dàng. Nhiều người thường tiếc nuối vì không nhận ra tầm quan trọng của việc phát triển chiều cao từ sớm, khiến họ phải vất vả tìm cách cải thiện khi đã muộn. Nếu bạn vẫn còn trong độ tuổi tăng trưởng chiều cao (dưới 20 tuổi), hãy kiên nhẫn và nỗ lực để đạt được mục tiêu này.
Bài viết dưới đây của Chieucaocuabe.com sẽ gợi ý cho bạn những cách xác định liệu chiều cao có còn tiếp tục phát triển hay không, và hé lộ những phương pháp khoa học, hiệu quả để cải thiện chiều cao.
Chiều cao là gì và nó được đo như thế nào?
Chiều cao là khoảng cách từ đầu đến chân của một người khi đứng thẳng. Đó là một trong những cách đo cơ bản nhất để biết kích thước cơ thể con người. Chiều cao thường được tính bằng centimet hoặc feet và inch.
Cách phổ biến nhất để đo chiều cao là sử dụng thước dựa tường hay còn gọi là tường đo chiều cao. Người được đo sẽ tì lưng vào tường, đứng thẳng và nhìn thẳng về phía trước. Sau đó, ta hạ thanh ngang xuống cho đến khi chạm đỉnh đầu và ghi lại con số chiều cao. Đơn giản nhưng cũng cần chú ý để đo chính xác.
Khi nào thì ngừng tăng chiều cao?
Chiều cao của mỗi người phụ thuộc khá nhiều vào gen di truyền. Tuy nhiên, đa số mọi người sẽ đạt chiều cao tối đa vào khoảng 18 tuổi. Một số trường hợp đặc biệt vẫn tiếp tục tăng trưởng chiều cao cho đến 20-25 tuổi, thường xảy ra với nam giới hơn.
Lý do là vì phần đầu của các xương dài trong cơ thể có các đĩa tăng trưởng đặc biệt. Khi các đĩa này đóng lại hoàn toàn, thì quá trình tăng chiều cao sẽ dừng hẳn. Đó là lúc chiều cao đã đạt giới hạn tối đa theo bẩm sinh.
6 cách xác định chiều cao còn tăng lên hay không?
Tìm kiếm các dấu hiệu tăng trưởng
Tìm kiếm các dấu hiệu tăng trưởng là một cách xác định bạn vẫn còn cao bằng trực giác. Chẳng hạn, chiếc quần jean bạn từng phải xắn lên khi mặc thì bây giờ chỉ dài đến mắt cá chân. Cũng có thể là, bạn đã chạm được vào tấm biển báo trên đường chỉ bằng việc đưa tay lên cao.
Sự phát triển của bàn chân là một dấu hiệu dễ nhận biết khác khi chiều cao tăng lên. Tỷ lệ kích thước bàn chân có mối liên hệ mật thiết với chiều cao của con người. Nếu ví chiều cao của bạn nhưng một cái cây đang phát triển thì đôi chân như chùm rễ đang ngày càng to lớn.
Tìm điểm tham chiếu
Chắc hẳn đã không ít lần bạn cùng với anh, chị, em hoặc bạn bè đứng cạnh nhau để so sánh chiều cao. Tuy nhiên, ngoài con người, bạn cũng có thể chọn các vật thể cố định để làm điểm tham chiếu, chẳng hạn tấm biển báo, trần nhà,… Thông thường, một bức tường sẽ là điểm tham chiếu phổ biến vì bạn có thể đánh dấu sự phát triển chiều cao lên trên chúng.
Đứng đúng tư thế khi đo
Để nắm được chiều cao chính xác của bản thân, điều quan trọng là bạn cần thực hiện tư thế đúng khi tiến hành đo. Đừng quên giữ cơ thể đứng ở tư thế thẳng nhất, lưng và gót chân áp vào tường, 2 bàn chân bằng phẳng trên mặt đất và mắt hướng về phía trước. Đặc biệt, bạn cũng cần chú ý cởi giày và không đội mũ hoặc cột tóc cao.
Đánh dấu chiều cao qua từng lần đo
Trong mỗi lần đo chiều cao, bạn hãy tập thói quen đánh dấu trên tường. Đừng chỉ gạch 1 gạch không thôi mà bạn hãy dùng thêm bút chì ghi thời gian đo chiều cao ngay bên cạnh.
Nếu việc đánh dấu chiều cao trên tường không phải là một lựa chọn lý tưởng, bạn có thể lấy thước dây và ghi lại khoảng cách từ mặt đất đến điểm đánh dấu, sau đó ghi lại con số đo được và thời gian liên quan trong một cuốn sổ nhỏ.
Bằng cách này, bạn có thể dễ dàng biết được chiều cao của mình đã thay đổi như thế nào qua từng lần đo.
Dự đoán thông qua chiều cao của bố mẹ
Di truyền đóng vai trò lớn đối với chiều cao khi trưởng thành của bạn, nên dựa vào chiều cao của bố mẹ, bạn cũng có thể đưa ra dự đoán cho chiều cao của chính bản thân mình.
Có nhiều cách khác nhau để dự đoán chiều cao, tuy nhiên các kết quả thu được chỉ mang tính tương đối. Một số cách dự đoán chiều cao có thể có sai số khoảng 10cm, chẳng hạn chiều cao của bạn được dự đoán là 167cm nhưng chiều cao thực tế đạt được có thể là 157cm hoặc 177cm.
Một trong những cách đơn giản chính là công chiều cao của bố và mẹ với nhau, chia cho 2 rồi cộng thêm 10cm (đối với bé trai) hoặc trừ 10cm (đối với bé gái). Đối với trẻ nhỏ, chiều cao có thể được dự đoán bằng cách nhân đôi chiều cao của bé gái khi 18 tháng tuổi hoặc của bé trai khi 2 tuổi.
Thăm khám bác sĩ
Một cách nhanh nhất để xác định xương còn phát triển chiều dài được nữa hay không chính là khám định kỳ. Bằng cách này, bạn có thể nắm được tốc độ phát triển của bản thân, có thể phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường để khắc phục kịp thời.
Đối với những bạn trẻ vẫn còn trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ chiều cao, các bác sĩ sẽ lập biểu đồ tốc độ tăng trưởng để theo dõi sự phát triển qua các mốc thời gian của cơ thể.
Đối với những bạn “xấp xỉ” đến tuổi chiều cao không thể tăng lên, chụp X-quang sụn xương là cách để nắm bắt khả năng tiếp tục phát triển của xương.
5 cách cải thiện chiều cao mỗi ngày
Không bằng lòng với chiều cao do di truyền
Có một sự thật chính là di truyền có ảnh hưởng khá lớn đến chiều cao. Tuy nhiên, bố mẹ lùn không có nghĩa là bạn không thể đạt được chiều cao lý tưởng. Có không ít trường hợp đã chứng minh điều này.
Di truyền vốn là yếu tố không thể thay đổi được nhưng chiều cao không vì vậy mà ngừng tăng, bởi các yếu tố còn lại là dinh dưỡng, vận động và giấc ngủ đều có thể tác động được. Chính vì vậy, bạn không nên từ bỏ chiều cao lý tưởng chỉ vì gen di truyền hạn chế.
Ngủ đủ giấc
Cơ thể con người tạo ra hormone tăng trưởng trong khi ngủ. Vì vậy, bạn càng ngủ sâu và thư thái, cơ hội phát huy tối đa tiềm năng chiều cao sẽ càng cao. Bạn cũng cần ngủ từ 8 – 10 giờ mỗi đêm để ổn định sức khỏe tinh thần và thể chất. Lý tưởng nhất là theo một lịch trình nhất quán để giữ cho nhịp sinh học của cơ thể ở trạng thái cân bằng.
Sử dụng TPCN có chọn lọc
Không khó để bắt gặp các loại thực phẩm chức năng (TPCN) được rao bán đầy trên Internet với hiệu quả hấp dẫn, “tăng chiều cao chỉ sau 1 tháng sử dụng”, “3 tháng cao 20cm” hoặc “qua 30 tuổi bạn vẫn có thể cao bằng cách sử dụng sản phẩm xxx”,… Nhưng bạn phải hiểu được rằng, các viên uống này sẽ không giúp bạn cao nhanh như lời quảng cáo.
Chiều cao là sự tích lũy của nhiều yếu tố khác nhau, đồng nghĩa với việc cần thời gian dài để tăng lên. Các loại TPCN được xem là giải pháp bổ sung dinh dưỡng còn thiếu từ bữa ăn nên chỉ mang tính chất hỗ trợ. Do đó, bạn nên lựa chọn và sử dụng TPCN có chọn lọc.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Không có bất kỳ siêu thực phẩm nào có thể biến bạn trở nên cao lớn như những cầu thủ bóng rổ NBA, nhưng chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giúp ích cho quá trình phát triển chiều cao của cơ thể.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả tươi và protein nạc, ít chất béo bão hòa, đường tinh luyện hoặc thực phẩm chế biến là điều bạn nên làm. Đồng thời, đừng quên bổ sung một số chất dinh dưỡng đặc biệt như Canxi, Collagen để tăng cường xương.
Các chất dinh dưỡng thiết yếu khác như niacin, Vitamin D và kẽm đều có trong các thực phẩm tự nhiên, cũng có thể mang lại nhiều lợi ích đối với sự phát triển của cơ thể.
Tập thể dục thường xuyên
Đừng tập trung quá nhiều vào các bài tập luyện cơ bắp, thay vào đó hãy thực hiện chế độ tập thể dục lành mạnh bao gồm các bài tập rèn luyện sức mạnh, kéo giãn cơ thể như bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ, yoga,… để cơ thể có nhiều cơ hội phát triển hơn.
Như đã nói phía trên, kéo căng rất tốt cho cơ thể, mặc dù không trực tiếp giúp bạn cao lên vài cm nhưng việc điều chỉnh tư thế thông qua các bài tập này sẽ giúp bạn trở nên cao hơn.
Dành ra 60 phút hoạt động thể thao mỗi ngày, không chỉ giúp bạn tiến gần hơn với chiều cao lý tưởng mà còn mang lại vóc dáng cân đối và các lợi ích sức khỏe khác.
Một số mẹo xác định chiều cao chính xác
Xác định chiều cao chính xác thật không hề đơn giản. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau đây để có kết quả đo chính xác nhất:
Đầu tiên, hãy nhờ người khác trợ giúp đo và đánh dấu chiều cao của bạn lên tường. Kết quả sẽ chính xác hơn nếu bạn tự đo một mình.
Thứ hai, cố gắng đo chiều cao vào cùng một thời điểm trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy. Lúc này, cơ thể bạn chưa bị dãn ra do hoạt động suốt cả ngày.
Cuối cùng, chiều cao cũng có thể bị ảnh hưởng bởi cách đo của từng bác sĩ hoặc cơ sở y tế khác nhau. Vì vậy, nếu muốn theo dõi sự tăng trưởng chuẩn xác, hãy cố gắng đo tại cùng một nơi thường xuyên.
Tuy nhiên, tốc độ phát triển chiều cao là khác nhau ở mỗi người, nên đừng quá lo lắng nếu cao hơn hoặc thấp hơn bạn bè. Thay vào đó, hãy tập trung vào kế hoạch cải thiện chiều cao của bản thân và kiên nhẫn theo dõi sự thay đổi. Một chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện đều đặn và ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn tận dụng tối đa tiềm năng về chiều cao.
- Tin liên quan: Quá trình phát triển xương của trẻ