Top 4 điều các mẹ cần nhớ khi chăm sóc trẻ sơ sinh

cham-soc-tre-so-sinh-3

Việc chăm sóc trẻ nhỏ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng đối với bất kỳ bậc cha mẹ nào, đặc biệt là với những người lần đầu trở thành cha mẹ và chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ nhỏ.

Trong giai đoạn sơ sinh, có rất nhiều công việc và chú ý cần đến để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Vào giai đoạn này, cơ thể của bé còn rất yếu và mỏng manh, một sai sót nhỏ cũng có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của trẻ.

Mỗi bậc cha mẹ trên thế giới đều mong muốn con cái của mình phát triển khỏe mạnh như các trẻ khác. Hôm nay, Debametulam.com sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những điều cần lưu ý trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh, nhằm giúp bạn có kiến thức sâu hơn về những vấn đề cần quan tâm trong giai đoạn này.

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh

1. Phần thóp trên đầu của bé

Một phần vì xương sọ của trẻ sơ sinh chưa nối liền nhau và tạo ra điểm trũng, một phần để phù hợp với “đường ra” chật hẹp từ tử cung của người mẹ khi bé được sinh ra khiến đầu bé sơ sinh nào cũng có thóp ở đầu.

Được chia thành thóp trước và thóp sau, khi bé được khoảng 3 tháng tuổi, những khớp nối xương sọ sẽ tự liền kín lại làm thóp sau dần biến mất. Thóp trước sẽ mất nhiều thời gian hơn, phải đợi đến khi bé hơn một tuổi mới chính thức cứng cáp và liền lặn hoàn toàn.

cham-soc-tre-so-sinh

Thông thường, các mẹ cần hạn chế tác động vào bộ phận này của bé quá mạnh, và tránh những va đập vì chỉ một va chạm nhỏ cũng dễ gây tổn thương cho bé.

Tuy nhiên, việc nhìn thấy thóp trên đầu bé cử động theo từng nhịp thở, có mẹ nào lại không thấy lo lắng, hoang mang và cảm thấy sợ hãi khi lần đầu chăm sóc bé sơ sinh. Trên thực tế, mẹ chẳng cần phải quá sợ hãi hay quá lo lắng như vậy, đây là một hiện tượng rất bình thường ở bé sơ sinh.

Phía trên thóp vốn có một lớp màng rất dày, giúp bảo vệ thóp cực kỳ tốt nên bạn cũng không cần quá lo lắng, chỉ cần hạn chế va chạm mạnh thì bé sẽ phát triển bình thường và không có gì phải lo lắng cả..

2. Da chết trên đầu

Không ít bé sơ sinh sau vài ngày chào đời trên đầu thường xuất hiện lớp da chết màu nâu ở trên đầu, theo dân gian mọi người thường hay gọi hiện tượng này là “cứt trâu”. Chẳng vội tính đến chuyện thẩm mỹ, lớp da chết này nếu không được chăm sóc kỹ càng và cẩn thận thường sẽ rất dễ bị bong tróc làm chảy máu da đầu bé khi tắm gội hoặc vệ sinh cơ thể cho trẻ

cham-soc-tre-so-sinh-1

Để loại bỏ những lớp “cứt trâu” khó chịu này, các mẹ nên tìm mua những sản phẩm chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh có uy tín trên thị trường tại các hiệu thuốc hoặc cửa hàng bán đồ trẻ em để xử lý vấn đề này.

Đây là một loại dung dịch giúp làm mềm da chết, làm chúng từ từ bong ra dần một cách nhẹ nhàng và không để lại dấu vết hay gây chảy máu ở trẻ sơ sinh.

Bạn tuyệt đối không được dùng lược hay dùng tay bóc những lớp “cứt trâu” này, vì rất dễ gây chả máu và đặc biệt với cơ thể trẻ nhỏ, sức đề kháng yếu, trẻ rất dễ bị nhiễm trùng với những vết thương này.

3. Cuống rốn của trẻ sơ sinh

Rốn của các bé sơ sinh là bộ phận nên các mẹ cần đặc biệt chú ý và cần được giữ khô thoáng cũng như nên vệ sinh thường xuyên.

Khi thay tã cho bé, các mẹ cần cẩn thận tránh không để nước tiểu và phân của bé dây vào rốn, ngoài ra cũng nên thường xuyên sử dụng những loại khăn mềm lau thường xuyên để tránh mồ hôi tích tụ tại đây.

cham-soc-tre-so-sinh-2

Khi tắm cho bé sơ sinh, các mẹ cũng không nên để cho nước ngập vào rốn bé quá lâu, đồng thời sau khi tắm nên dùng gạc mềm thấm dung dịch cồn chuyên dụng để làm sạch rốn bé, ngoài ra hãy nên giữ rốn bé thông thoáng để tránh bé bị ngứa và càm giác khó chịu.

Bất cứ khi nào bạn quan sát thấy phần cuống rốn của bé có những dấu hiệu bất thường như tấy đỏ, rỉ nước…, thì cần phải đưa bé ngay đến những cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý theo những tư vấn của bác sĩ

4. Hậu môn và bộ phận sinh dục của bé

Trong quá trình chăm sóc bé sơ sinh, đây chính là phần gây nhiều rắc rối nhất với các ông bố và bà mẹ lần đầu có con.

Hầu hết các mẹ đều sử dụng bỉm giấy để thuận tiện hơn trong việc thay, mặc, vệ sinh cho bé . Tuy nhiên, trong mùa nóng, nếu bạn không để ý và cho trẻ mặc tã giấy chứa phân hay nước tiểu quá lâu có thể gây viêm nhiễm, lở loét, ngứa…..hậu môn và bộ phận sinh dục của trẻ sơ sinh.

Do đó, tốt nhất bạn nên kết hợp dùng cả tã giấy lẫn tả vải trong những mùa nóng để hạn chế tình trạng này và cũng giúp cơ thể bé thông thoáng, không bị hầm và bí hơi gây khó chịu cho bé.

cham-soc-tre-so-sinh-3

Sau khi bé đại tiện, các mẹ nên dùng khăn mềm và nước ấm để làm vệ sinh cơ thể cho bé. Tiếp đó, bạn cần lau khô cho bé và nên chừa lại một chút thời gian để bé được “làm khô” tự nhiên trước khi lại tiếp tục mặc tã mới cho bé, như vậy sẽ giúp cơ thể bé không bị ngứa và bí hơi.

Những điều cần biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi trên đây hy vọng đã có thể cung cấp những thông tin thật sự hữu ích cho các mẹ đang chăm sóc trẻ sơ sinh, đặc biệt là với những người lần đầu được làm cha mẹ.

Hãy luôn đảm bảo an toàn sự phát triển tốt nhất cho trẻ ngay từ giai đoạn đầu để sau này trẻ có một sức khỏe và thể trạng tốt nhất