Tìm hiểu về bệnh chàm sữa ở mặt của trẻ sơ sinh

benh-cham-sua-o-tre-so-sinh-3

Bệnh chàm sữa trên mặt của trẻ, còn được gọi là bệnh lác sữa, là một trong những bệnh phổ biến ở trẻ em, mà hầu như mỗi đứa trẻ sinh ra đều từng trải qua ít nhất một lần.

Nguyên nhân chính của bệnh là do yếu tố di truyền và tác động của môi trường. Sự gia tăng về tần suất mắc bệnh chàm sữa trên mặt trẻ khiến các bậc phụ huynh càng lo lắng hơn. Để hiểu rõ hơn về bệnh và cách phòng tránh, hãy đọc bài viết dưới đây của Để ba mẹ tự làm nhé!

Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở mặt của trẻ

Cho dù bệnh này không phải là bệnh hiếm gặp nhưng cho tới nay nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được các bác sỹ chuyên khoa xác định một cách chắc chắn.

benh-cham-sua-o-tre-so-sinh-1

Bệnh chàm sữa thường dễ bị mắc phải hơn ở những người có cơ địa dễ bị dị ứng, ngoài ra với các trường hợp các bé có mẹ mắc phải các bệnh hen suyễn, mề đay, dị ứng thời tiết thì tỉ lệ con dễ mắc bệnh cũng sẽ cao hơn nhiều.

Bệnh chàm sữa ở mặt của trẻ là bệnh có liên quan chặt chẽ đến hai yếu tố: Cơ địa của cơ thể dễ bị dị ứng và chất gây dị ứng. Ngoài cơ thể nhạy cảm thì các chất gây dị ứng phổ biến thường là: Các loài bọ như mạt, ve, bọ chét, nấm mốc, bụi,…thường có trong chăn gối, thảm trải sàn nhà để lâu ngày không vệ sinh. Bên cạnh đó những nhân tố như lông mèo, lông chó cũng có thể gây dị ứng cho trẻ. Hoặc do trẻ bị chứng rối loạn về tiêu hoá, thức ăn,..

Nhận biết bệnh chàm sữa ở mặt của trẻ

Bệnh chàm sữa thường là bệnh thường gặp ở trẻ em trong 6 tháng đầu đời, biểu hiện của bệnh thường xuất hiện ở mặt, hai bến má, nếu nặng hơn có thể lan ra toàn thân và cả tay chân. Những triệu chứng đầu tiên là những mẩn đỏ trên da, những mụn nước nhỏ li ti màu đỏ xuất hiện ngày càng dày đặc, ở một số bé có da khô, bệnh chàm sữa sẽ bị đóng vảy.

benh-cham-sua-o-tre-so-sinh-2

Khi mắc bệnh chàm sữa, trẻ thường bị ngứa ngáy rất khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc và chán ăn. Những trẻ bị nặng chịu không nổi sự ngứa ngáy mà gãi liên tục, chà sát vào vết chàm sữa làm cho các mụn nước bị vỡ và tổn thương vùng da, điều đó rất nguy hiểm bởi nguy cơ gây nhiễm trùng là rất cao, cũng chính vì vậy mà việc điều trị bệnh sẽ phức tạp và khó khăn hơn. Nếu như không tỉ mỉ trong quá trình điều trị sẽ dẫn tới việc để lại sẹo và mất thẩm mỹ trên gương mặt.

Với những trẻ bị bệnh chàm sữa, thường thì bệnh sẽ thuyên giảm dần trong quá trình điều trị chứ không thể trị hoàn toàn dứt điểm ngay được. Bệnh sẽ tự khỏi sau 4 tuổi nếu như được chữa trị đúng cách và kiên trì.

Nếu như sau 4 tuổi mà trẻ vẫn chưa khỏi sau khi đã thực hiện đúng chỉ định của bác sỹ thì rất có thể bênh chàm sữa ở mặt của trẻ đã bị phát triển thành bệnh chàm thể tạng, sẽ gây khó khăn nhiều hơn trong quá trình điều trị.

Điều trị bệnh chàm sữa ở mặt của trẻ như thế nào?

Bệnh chàm sữa ở mặt trẻ xuất phát phần nhiều từ nguyên nhân thời tiết thay đổi hoặc do quá trình ăn uống phải những chất có thành phần dị ứng với cơ thể. Bởi vậy để điều trị dứt điểm được căn bệnh này cần tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc về chế độ dinh dưỡng, sử dụng thuốc đúng chỉ định và chế độ chăm sóc trẻ. Cụ thể như sau:

Về chế độ dinh dưỡng: Bao gồm cả trường hợp trẻ chưa bị bệnh, đang mắc bệnh hay đã khỏi cũng đều không nên cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như đồ biển, các loại thực phẩm lên men, trứng, nhộng tằm, trứng kiến,…

benh-cham-sua-o-tre-so-sinh-3

Trong quá trình điều trị bệnh chàm sữa trên mặt của trẻ, việc sử dụng thuốc cần phải được hướng dẫn và giám sát bởi các bác sỹ chuyên môn. Cần sử dụng thuốc uống và thuốc bôi có thành phần phù hợp với da nhạy cảm của bé.

Các bậc phụ huynh không nên tự mua thuốc và áp dụng các phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng. Điều này có thể gây nguy hiểm, tác dụng phụ và có thể làm bệnh tình của trẻ trở nên nặng hơn, thậm chí gây nhiễm trùng.

Trong việc chăm sóc bé, đối với trẻ bị bệnh chàm sữa, cần phải cẩn thận và kiên nhẫn. Tránh cho trẻ tắm quá lâu trong nước có xà phòng, chỉ nên tắm bé bằng nước ấm để giảm ngứa và nguy cơ nhiễm khuẩn.

Tránh mặc quần áo bằng len và sợi tổng hợp, vì chúng có thể làm tổn thương da. Giữ cho môi trường xung quanh bé có nhiệt độ ổn định và cân bằng với nhiệt độ cơ thể của trẻ. Luôn giữ cho da của bé khô ráo, lau mồ hôi và thay bỉm tã cho bé ngay khi nó ướt để tránh nhiễm khuẩn.

Bệnh chàm sữa trên mặt của trẻ không quá khó để điều trị, nhưng để bảo vệ sức khỏe của bé một cách toàn diện, các bậc phụ huynh nên thực hiện các biện pháp phòng tránh từ những năm đầu đời của trẻ. Điều này bao gồm việc không cho trẻ ăn thức ăn có thể gây dị ứng quá sớm, vệ sinh sạch sẽ nhà cửa và chăn gối, và hạn chế tiếp xúc của trẻ với chó mèo.

Hãy là những người cha mẹ thông thái và mang lại những điều tuyệt vời nhất cho con yêu của bạn, để trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.

Nguồn tham khảo: