Bé gái 2 3 4 5 tuổi cao bao nhiêu là đạt chuẩn?

tiep-xuc-anh-nang-de-tang-chieu-cao-cho-tre-tu-2-5-tuoi

Trong hành trình nuôi dưỡng con cái, giai đoạn sơ sinh không chỉ là thời điểm đáng quý mà còn là cơ hội vàng để bố mẹ giúp cho sự phát triển toàn diện của bé yêu. Một trong những mục tiêu hàng đầu mà bố mẹ đặt ra chính là tăng chiều cao cho con, với hi vọng rằng bé sẽ phát triển tốt hơn, khỏe mạnh hơn trong tương lai. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng việc tăng chiều cao không chỉ phụ thuộc vào yếu tố di truyền mà còn liên quan đến cách nuôi dưỡng và chăm sóc cho bé từ khi còn rất nhỏ. Để hiểu rõ hơn về cách thúc đẩy sự phát triển chiều cao cho trẻ trong giai đoạn quan trọng này, hãy cùng tìm hiểu những kiến thức hữu ích từ trang web Debametulam.com.

Yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cho trẻ từ 2 – 5 tuổi

Dinh dưỡng

Dinh dưỡng là yếu tố sống còn ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Theo nhận định của các chuyên gia, thiếu dinh dưỡng hoặc suy dinh dưỡng sẽ kìm hãm sự phát triển của đặc tính di truyền, khiến tốc độ phát triển của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

tre-2-5-tuoi-tang-chieu-cao-nhanh

Giới tính

Giới tính có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và thể trạng theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, sự sản sinh hormone giới tính cũng là một phần tạo ra điểm khác nhau trong sự phát triển chiều cao giữa các bé trai và bé gái.

Khả năng thích ứng với môi trường

Khả năng thích ứng với môi trường giúp trẻ xây dựng hệ thống miễn dịch tốt, sức đề kháng khỏe. Từ đó chống lại bệnh tật hiệu quả, loại bỏ các tác nhân sức khỏe gây ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao.

Bệnh tật

Bệnh tật là yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển chiều cao và tầm vóc của trẻ. Nếu không được phát hiện hoặc chữa trị kịp thời sẽ kìm hãm sự phát triển của trẻ. Suy dinh dưỡng và các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh tai mũi họng là những tình trạng đáng báo động ở trẻ em từ 5 tuổi trở về trước. Bệnh tật không chỉ gây tình trạng thấp còi mà còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, về lâu dài có thể khiến trẻ gặp các biến chứng sức khỏe khác.

Bảng chiều cao chuẩn cho trẻ từ 2 – 5 tuổi

Dựa vào Bảng chiều cao cân nặng theo độ tuổi do Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra, chiều cao và cân nặng tương ứng của các bé gái từ 2 – 5 tuổi như sau:

CHIỀU CAO – CÂN NẶNG CHUẨN CỦA BÉ GÁI TỪ 2 – 5 TUỔI
Độ tuổiChiều cao (cm)Cân nặng (kg)
285.512
39414.2
4100.315.4
5107.917.9

Như vậy, nếu ở những mốc độ tuổi trên, chiều cao và cân nặng của bé gái nhà bạn đạt các chỉ số trên thì được xem là đạt chuẩn. Tuy nhiên, nếu các chỉ số của trẻ thấp hơn so với chuẩn, cha mẹ cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ đã kể trên để có cách khắc phục.

Nên nhớ rằng, tiến trình tăng chiều cao là sự tích lũy, khả năng trẻ đạt chiều cao chuẩn ở giai đoạn sau phụ thuộc vào tốc độ phát triển ở giai đoạn trước. Do đó, hãy luôn đảm bảo sự tăng trưởng của trẻ đúng chuẩn với từng độ tuổi.

Bố mẹ nên làm gì để giúp trẻ tăng chiều cao trong giai đoạn này?

Để giúp trẻ đạt được tốc độ phát triển chiều dài xương tối đa, đạt được chiều cao chuẩn theo từng độ tuổi, bố mẹ nên tiến hành lập kế hoạch tăng chiều cao. Dưới đây là những cách tăng chiều cao cho trẻ từ 2 – 5 tuổi và cũng là khung sườn giúp bố mẹ xây dựng một kế hoạch cải thiện tầm vóc phù hợp với thể trạng trẻ, khoa học và hiệu quả.

Theo dõi các chỉ số tăng trưởng

Theo dõi các chỉ số tăng trưởng của trẻ trong giai đoạn này là thao tác bố mẹ không nên bỏ qua. Bằng cách này, bố mẹ có thể nắm được tình hình phát triển chung cũng như ngầm dự đoán được các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ.

Để theo dõi sự phát triển của bé gái trong giai đoạn này, bố mẹ có thể dựa vào Biểu đồ tăng trưởng của WHO (đối với trẻ 2 tuổi) và Biểu đồ tăng trưởng của CDC (đối với trẻ trên 2 tuổi). Các biểu đồ tăng trưởng thể hiện sự phát triển chiều cao, cân nặng, vòng đầu và chỉ số khối cơ thể.

bieu-do-tang-truong-chieu-cao-cua-tre-tu-2-5-tuoi

Thăm khám sức khỏe định kỳ cho trẻ

Việc thăm khám sức khỏe định kỳ cũng là điều cần thiết để đảm bảo sự phát triển liên tục của trẻ. Đặc biệt là trong giai đoạn từ 2 – 5 tuổi, khi thể trạng của trẻ vẫn chưa đủ vững vàng để chống lại các loại bệnh tật.

Thăm khám sức khỏe định kỳ vừa là cách để bố mẹ theo dõi các chỉ số tăng trưởng vừa là cách để phát hiện và chữa trị kịp thời các nguy cơ tiềm ẩn đe dọa sức khỏe của trẻ, từ đó đảm bảo khả năng tăng trưởng liên tục của trẻ trong những giai đoạn tiếp theo.

Đầu tư chất lượng vào từng bữa ăn

Đảm bảo cơ thể trẻ nhận được đầy đủ dinh dưỡng không phải là điều dễ dàng, bởi hành vi ăn uống trong giai đoạn trẻ từ 2 – 5 tuổi là rất khó “nắm bắt”. Chính vì vậy, bố mẹ cần dành nhiều sự quan tâm vào chất lượng bữa ăn cũng như thiết lập thói quen ăn uống khoa học cho trẻ.

Trước khi tăng cường các dưỡng chất giúp trẻ phát triển chiều cao, hãy đảm bảo bữa ăn thường ngày của trẻ đã có đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng sau đây:

  • Chất đạm (protein): Giúp xây dựng hệ cơ, cải thiện mật độ khoáng xương.
  • Chất béo: Cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ.
  • Tinh bột: Tạo nguồn năng lượng cho cơ thể thực hiện các hoạt động sống.
  • Vitamin và khoáng chất: Hỗ trợ xây dựng cơ thể, cần thiết cho mọi hoạt động tăng trưởng và phát triển.
chu-y-cai-thien-dinh-duong-de-tang-chieu-cao-cho-tre-tu-2-5-tuoi

Thói quen ăn uống của trẻ từ 2 – 5 tuổi cũng là một trở ngại lớn khiến cơ thể trẻ không nhận được đủ dinh dưỡng để phát triển. Thông thường, ở giai đoạn này trẻ sẽ lựa chọn đồ ăn theo cảm quan màu sắc, sau đó mới tới mùi vị.

Cha mẹ có thể tham khảo một số mẹo sau để thiết lập cho trẻ thói quen ăn uống khoa học:

  • Không giới hạn hay quy định khẩu phần ăn của trẻ.
  • Sử dụng các loại thực phẩm tươi, nhiều màu sắc nhưng cần đảm bảo dinh dưỡng.
  • Chế biến thực phẩm thành nhiều món ăn khác nhau để kích thích vị giác cho trẻ.

Hàm lượng sữa sử dụng cho trẻ trong giai đoạn này cũng là điều bố mẹ không nên bỏ qua. Sữa tuy giàu dinh dưỡng nhưng việc cho trẻ uống sữa vô tội vạ có thể gây phản tác dụng. Thay vào đó, hãy tập cho trẻ uống nước lọc ngay từ lúc này.

Tạo cảm hứng để trẻ vận động liên tục

Thói quen vận động của trẻ cũng có thể được “di truyền” từ bố mẹ. Điều này được đưa ra bởi hành vi bắt chước của trẻ trong giai đoạn từ 2 – 5 tuổi. Do đó, khi bố mẹ có thói quen vận động, trẻ cũng sẽ được thừa hưởng phần nào.

Theo các chuyên gia, ở độ tuổi này trẻ nên có ít nhất 3 tiếng mỗi ngày để vận động cơ thể, trong đó có ít nhất từ 30 – 45 phút dành cho các bài tập thể dục.

van-dong-de-tang-chieu-cao-cho-tre-tu-2-5-tuoi

Thể trạng của trẻ ở độ tuổi này chưa cho phép việc vận động liên tục 3 tiếng liền, vì vậy bố mẹ có thể chia đều thời gian này cho cả ngày. Một số mẹo dưới đây sẽ giúp bố mẹ khơi dậy tinh thần vận động cho trẻ:

  • Cùng trẻ luyện tập thể thao.
  • Tổ chức các trò chơi nhỏ, có phần thưởng để tạo cảm hứng cho trẻ.
  • Khuyến khích bạn bè của trẻ tham gia.
  • Cho trẻ hoạt động ngoài trời nhiều hơn là trong nhà/phòng tập.

Chăm sóc chất lượng giấc ngủ cho trẻ

Có một điều bố mẹ cần nhớ rằng, hơn 70% sự phát triển của trẻ diễn ra trong lúc ngủ, vì đây là thời điểm hormone tăng trưởng sản sinh hàm lượng lớn. Do đó, chăm sóc chất lượng giấc ngủ chính là cách để trẻ phát triển hoàn thiện về thể trạng lẫn tầm vóc.

Theo các nghiên cứu, nồng độ hormone tăng trưởng đạt đỉnh vào 23 giờ – 1 giờ sáng với điều kiện trẻ phải ngủ sâu. Tạo thói quen đi ngủ vào 22 giờ hoặc sớm hơn là điều bố mẹ cần đặc biệt chú ý. Đặc biệt, hãy đảm bảo rằng trẻ ngủ đủ từ 8 – 12 tiếng mỗi ngày.

cai-thien-giac-ngu-de-tang-chieu-cao-cho-tre-tu-2-5-tuoi

Nếu muốn trẻ đạt hiệu quả phát triển tối đa thông qua giấc ngủ, bố mẹ tuyệt đối không bỏ qua các lưu ý dưới đây:

  • Không cho trẻ ăn, uống quá nhiều trước khi đi ngủ. Thay vào đó, có thể cho trẻ ăn một nắm hạt (hạnh nhân, bí đỏ,…) hoặc uống 1 cốc sữa nóng.
  • Không để trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử, tranh ảnh, sách báo gây ám ảnh. Tốt nhất bố mẹ nên kể cho hoặc đọc cho trẻ chuyện cổ tích.
  • Không đánh thức trẻ giữa đêm để không làm gián đoạn hoạt động của tuyến yên và hormone tăng trưởng.
  • Chú ý đến chất lượng chăn, màn, chiếu, gối, dọn dẹp, giặt sạch thường xuyên.
  • Thiết kế phòng ngủ (cách âm, ánh sáng,…), điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.

Giúp trẻ duy trì cân nặng hợp lý

Từ 4 tuổi trở đi, trẻ sẽ bị thu hút bởi thức ăn nhanh, đồ ngọt, nước có gas. Nhiều bố mẹ với quan niệm “tuổi ăn tuổi lớn” sẽ cưng chiều theo ý muốn của trẻ. Tình trạng này kéo dài cùng với việc không vận động sẽ khiến lượng calo dư thừa trong cơ thể trẻ tăng lên, từ đó gây ra tình trạng thừa cân.

Việc thừa cân trong giai đoạn này có thể gây kìm hãm sự phát triển của xương khớp, ảnh hưởng đến khả năng đạt chiều cao chuẩn theo từng độ tuổi của trẻ, về lâu dài có thể khiến trẻ đánh mất khả năng đạt chiều cao chuẩn khi trưởng thành.

Bắt đầu cho trẻ sử dụng thực phẩm bổ sung

Sử dụng thực phẩm bổ sung đã trở thành xu hướng chăm con hiện đại trên toàn cầu. Nhiều bố mẹ nhắn tin cho Khỏe đẹp là vàng hỏi về cách sử dụng thực phẩm chức năng cho trẻ từ 2 – 5 tuổi có nên hay không?

thuoc-tang-chieu-cao-cho-tre-tu-2-5-tuoi

Theo các chuyên gia y tế Mỹ, độ tuổi lý tưởng nhất để bắt đầu cho trẻ sử dụng thực phẩm chức năng là 5 tuổi. Việc dùng thực phẩm hỗ trợ trước 5 tuổi có thể khiến trẻ phát triển lệch chuẩn, kìm hãm sự phát triển của trẻ trong tương lai.

Để hỗ trợ trẻ phát triển chiều cao tối đa, bố mẹ nên chọn các sản phẩm hỗ trợ có chứa các thành phần tối ưu như nano canxi kết hợp cùng collagen type 2 hoặc kẽm, MK7, vitamin D. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên chú ý chọn sản phẩm có giấy tờ chứng nhận từ các tổ chức, xuất xứ rõ ràng, từ nhà phân phối uy tín.

Tăng cường sức khỏe miễn dịch cho trẻ

Hệ miễn dịch là một trong những điều kiện nền tảng để trẻ phát triển chiều cao tối đa trong giai đoạn này. Khi sở hữu hệ miễn dịch tốt, tỷ lệ mắc bệnh của trẻ được hạ thấp, tạo điều kiện để cơ thể hấp thụ dinh dưỡng và phát triển liên tục.

Cách để giúp trẻ xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh chính là tăng cường nguồn dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường bổ sung vitamin C cũng như hoạt động thể thao thường xuyên.

Bổ sung vitamin D cho trẻ

Thiếu vitamin D là một nguyên nhân khiến trẻ 2 – 5 tuổi phát triển thấp còi. Để hạn chế tình trạng này, bố mẹ đừng quên đáp ứng đủ hàm lượng vitamin D cho cơ thể trẻ. Bên cạnh thực phẩm tự nhiên, thực phẩm hỗ trợ, ánh sáng mặt trời cũng là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào.

Cơ thể chỉ sản sinh ra vitamin D khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vào 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Do đó, bố mẹ cần chú ý có cách phân chia hoạt động phù hợp để trẻ được đáp ứng đủ hàm lượng dưỡng chất này.

tiep-xuc-anh-nang-de-tang-chieu-cao-cho-tre-tu-2-5-tuoi

Giai đoạn đầu đời là một trong những thời điểm quan trọng đối với sự phát triển chiều cao của trẻ. Để trẻ phát triển toàn diện trong giai đoạn này, bố mẹ đừng quên trang bị đầy đủ các kiến thức chăm con. Bên cạnh việc nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ, bố mẹ đừng quên lập kế hoạch cải thiện tầm vóc phù hợp với thể trạng của trẻ.

Nếu còn những thắc mắc về cách chăm con cao lớn trong giai đoạn này hoặc những vấn đề khác, bố mẹ đừng quên để lại bình luận hoặc liên hệ qua email Khỏe đẹp là vàng để được giải đáp và tư vấn nhé!